- Nếu có hột sen tươi thì chỉ cần lột vỏ cứng, vỏ lụa, dùng một cây tăm xuyên bỏ tim trong hột sen, làm đến đâu thả ngâm trong thau nước sạch đến đó.

- Nếu là hột sen khô ngâm trong nước nóng khoảng một hai giờ rồi mới mở lửa lên nấu nhỏ lửa cho đến khi vừa mềm là vớt ra.

- Đường phèn tán nhỏ. Lưu ý nếu đường không sạch phải nhúng nhanh qua nước sôi. Gừng non gọt vỏ, cắt lát mỏng, tùy thích.

- Chia vào mỗi chén 2/3 muỗng súp yến đã chế biến cho nở mềm, 10 hoặc 12 hột sen, ½ muỗng súp đường phèn hoặc hơn chút ít, một lát gừng (tùy thích), hấp cách thủy khoảng 20 phút hay cho đến khi hột sen mềm hoàn toàn, đường tan hết. Khi lấy ra, cho thêm chút nước ấm nếu muốn chè đậm lạt.

- Gừng lát khô và đường phèn là những phụ gia thường kèm theo hộp yến của nhà sản xuất với mục đích để người sử dụng nấu món chè.

Lưu ý:
Dù món mặn hay ngọt sau khi đã chế biến, khi ăn hãy ngậm vài sợi yến trong vài phút sẽ nhận ra vị ngọt mát rất ngon, khác với khi vừa sơ chế, hoàn toàn không giống như vị ngọt mát của rau câu (rong biển) vì đây là loại vật liệu chính cùng với một số phụ gia khác mà người ta hay dùng để làm giả yến.
Cũng với cách làm tương tự, có thể nấu món chè yến ninh táo tàu, đậu xanh hoặc chè yến thập cẩm.
Theo những đầu bếp có kinh nghiệm nấu các món yến thì mỗi tuần ăn ba bát chè yến là vừa, tốt nhất là ăn trước khi đi ngủ.
Đặc biệt đối với sản phụ, người già, người bị suy nhược cơ thể hoặc mới ốm dậy, ăn một bát chè yến sẽ giúp cơ thể sảng khoái, thèm ăn, chống mệt mỏi.
Cách chế biến yến sào hạt sen thơm ngon bỗ dưỡng